Chuyên mục sức khỏe

“ Sưng đau gối ” dấu hiệu của triệu chứng đĩa đệm gối tổn thương, nhanh chóng điều trị trước khi thái hóa

Share:

Luyện tập thể dục, chơi thể thao, tai nạn hoặc ngay cả khi sai thế có thể ảnh hưởng, gây ra những tổn thương vùng đầu gối hoặc đau vùng khớp gập mà những triệu chứng này thường xuất hiện rồi biến mất và vẫn có thể đi lại hoặc hoạt động được như bình thường nhưng nếu vẫn cố gượng sử dụng gối liên tục mà không điều trị, khớp gối của bạn có thể thái hóa một cách nhanh chóng

Bạn đã biết “Đĩa đệm gối” bộ phận quan trọng trong việc chịu lực tác động

Đĩa đệm gối là bộ phận có độ co giãn, hình lưỡi liềm, nằm giữa xương đùi và xương ống, làm nhiệm vụ tiếp nhận và phân phối lực
tác động từ việc đi lại, chạy hoặc nhảy. Nếu đĩa đệm gối bị rách, lực tác động giữa 2 khớp xương sẽ nhiều hơn, làm cho khớp gối thái hóa nhanh hơn hoặc gọi là “thái hóa gối”

Nguyên nhân nào gây “ đĩa đệm gối” bị tổn thương?

  • Tình trạng cong vẹo đột ngột của khớp gối mà phần lớn thường xảy ra từ việc chơi thể thao
  • Tai nạn xảy ra từ việc đụng độ ở vùng khớp gối
  • Việc ngồi xổm hoặc trạng thái đứng ngồi mà có sự cong vẹo của gối
  • Tất cả các tổn thương của dây chằng khớp gối như dây chằng đầu gối bị rách
  • Nên chú ý! Những triệu chứng này là dấu hiệu của việc đĩa đệm gối tổn thương
  • Có triệu chứng đau vùng bên gối hoặc vùng phía sau của khớp gấp
  • Có thể nghe tiếng động từ khớp gối ở nơi bị tổn thương

Khi gấp hoặc dũi đầu gối cảm giác rằng có một vài bộ phận ở khớp gối di chuyển

Có thể đi lại hoặc chơi thể thao được nhưng khi sử dụng gối liên tục có thể gây triệu chứng sưng, gối yếu hoặc sập đầu gối

Nếu những triệu chứng này không khỏi trong vòng 1 tháng nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra chuẩn đoán và điều trị một cách phù hợp, vì nếu để lơ, đĩa đệm gối sẽ bị rách nhiều dần lên, dẫn đến lỏng lẽo và di chuyển làm cho gối gấp hoặc duỗi không hết sức

Việc điều trị bằng nội soi “ vết thương nhỏ, ít đau, hồi phục nhanh”

Bác sĩ sẽ kiểm tra chuẩn đoán và X-ray sóng điện từ MRI để thấy được hình ảnh của khớp gối chi tiết, cả dây chằn, cơ, đĩa đệm gối và xương sụn mà nếu đĩa đệm gối bị rách không quá nặng, bác sĩ khuyên nên chườm lạnh, ngủ nâng chân cao, uống thuốc giảm viêm và ngừng hoạt động khớp gối bằng việc sử dụng gậy để đi nhằm cho đĩa đệm gối hồi phục được nhanh nhất

Nhưng nếu cần thiết phải phẫu thuật, hiện nay tiêu chuẩn trong việc phẫu thuật đĩa đệm gối sử dụng phương pháp nội soi mà chỉ mở vết thương khoảng 1 cm nên ít gây ra tổn thương ở cơ và các bộ phận lân cận, bác sĩ nội soi vào nhằm kiểm tra vùng bị tổn thương, từ đó sử dụng thiết bị đặc biệt vào may đĩa đệm gối bị rách lại

Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải sử dụng gậy giúp đi lại khoảng 1 tháng nhằm cho đĩa đệm gối nhận lực ít nhất. Từ đó phải vật lý trị liệu khớp gối liên tục để luyện tập độ nhạy bén của khớp gối và để cho cơ khớp gối săn chắc, có thể quay trở lại hoạt động bình thường một lần nữa

  • Readers Rating
  • Rated 5 stars
    5 / 5 (2 )
  • Your Rating



Related Posts