

Chứng đau khớp gối có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và gây trở ngại cho các hoạt động hàng ngày. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể tiến triển thành thoái hóa khớp gối, gây đau mạn tính và hạn chế khả năng vận động. Hiện nay, những tiến bộ y học mang đến các lựa chọn điều trị an toàn, không phẫu thuật, giúp giảm viêm, phục hồi chức năng khớp gối và cải thiện độ linh hoạt của gối, từ đó giúp bệnh nhân vận động tự tin trở lại.
Phó Giáo sư – Trung tá Quân y Bura Sindhupakorn, bác sĩ phẫu thuật tái tạo khớp toàn phần (arthroplasty) thuộc chuyên khoa Chỉnh hình, công tác tại Bệnh viện Vejthan, giải thích rằng thoái hóa khớp gối xảy ra do sự thoái hóa của sụn, vốn đóng vai trò như một lớp đệm giữa các xương. Khi sụn bị mòn, gây tăng ma sát giữa các đầu xương dẫn đến đau, sưng và hạn chế vận động. Mặc dù bệnh thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên người trẻ với lối sống rủi ro cao cũng có thể mắc phải.
Gần đây, tỷ lệ thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi gia tăng đáng kể. Nguyên nhân thường xuất phát từ thói quen sử dụng tư thế gập gối quá 90 độ, chẳng hạn như ngồi bắt chéo chân, thường xuyên gập gối, khiến sụn khớp mỏng dần, bề mặt thô ráp, và dẫn đến thoái hóa theo thời gian. Theo thời gian, đặc điểm chịu lực của khớp gối có thể khiến sụn xẹp xuống, giảm độ đàn hồi, làm tăng ma sát khi vận động.
Triệu chứng thường gặp của thoái hóa khớp gối:
- Đau gối, đặc biệt khi đứng lên hoặc quỳ
- Khó khăn khi đi lên hoặc xuống cầu thang hoặc đứng dậy từ tư thế ngồi
- Tiếng lạo xạo hoặc răng rắc khi cử động khớp gối
- Sưng và viêm khớp gối
- Biến dạng hoặc lệch trục khớp gối
- Cứng khớp, khó duỗi hoặc gập gối hoàn toàn
Nếu bị đau gối dai dẳng, chẩn đoán và điều trị sớm để ngăn cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn là rất quan trọng. Hiện nay, có các phương pháp điều trị không phẫu thuật để giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa sụn.
- Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Liệu pháp PRP là phương pháp lấy máu từ bệnh nhân và xử lý để cô đặc tiểu cầu, vốn chứa nhiều yếu tố tăng trưởng giúp tái tạo mô, giảm viêm và giảm đau. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với bệnh nhân đau khớp gối nghiêm trọng và không đáp ứng với tiêm steroid hoặc có nhu cầu muốn trì hoãn phẫu thuật. Tuy nhiên, liệu pháp PRP chống chỉ định với một số đối tượng như bệnh nhân giảm tiểu cầu hoặc phụ nữ mang thai. - Liệu pháp tế bào gốc tái tạo sụn khớp
Liệu pháp tế bào gốc là phương pháp tiên tiến nhằm sửa chữa và tái tạo sụn tổn thương. Tế bào gốc có tiềm năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào, giúp phục hồi mô bị tổn thương. Đây được xem là một giải pháp thay thế hiệu quả cho phẫu thuật, hỗ trợ phục hồi sụn bào mòn, giảm viêm và cải thiện biên độ vận động của khớp gối. Tuy nhiên, liệu pháp chỉ được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa sau khi đánh giá kỹ lưỡng tiêu chuẩn lâm sàng.
Thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, tình trạng đau và cứng khớp có thể trở nên tồi tệ hơn, khiến vận động ngày càng khó khăn hơn. Việc điều chỉnh lối sống, tránh gập gối quá mức, kết hợp điều trị thích hợp có thể làm chậm tiến triển bệnh, giảm đau và cải thiện chức năng khớp.
Bất kể áp dụng phương pháp điều trị nào, tất cả đều phải thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu. Việc chủ động chăm sóc khớp gối giúp khôi phục khả năng vận động và tận hưởng một cuộc sống năng động, không đau đớn.
Liên hệ tư vấn:
Trung tâm Cột sống, Bệnh viện Vejthani
Tổng đài: (+66)2-734-0000 máy nhánh: 5500
Tổng đài Tiếng Việt: (+66)97-291-3351
- Readers Rating
- Rated 5 stars
5 / 5 (Reviewers) - Spectacular
- Your Rating